The Maw
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

The Maw

Join the Ultimate Halo forum. Explore the inner depths of the Halo Megastructure, and realize your true potential as the savior of humanity
 
HomePortalGallerySearchLatest imagesRegisterLog in

 

 City toursm

Go down 
AuthorMessage
dellpassword
Mgalekgolo
Mgalekgolo



Male
Number of posts : 1105
Age : 34
Registration date : 2011-05-06

City toursm Empty
PostSubject: City toursm   City toursm Icon_minitimeWed Jul 06, 2011 1:44 pm

View More : Viet nam tour
View More : HUE – DA NANG - HOI AN | HUE - DANANG - HOIAN | HUẾ - ĐÀ NẴNG - HỘI AN | DU LỊCH HUẾ | DU LICH HUE

Nằm giữa dải đất miền Trung khí hậu khô cằn, hè nắng dội, đông mưa dầm, là một vùng non xanh nước biếc, phong cảnh kỳ thú trải dọc theo bờ con sông Hương xuôi ra biển Đông. Huế từ thời các chúa Nguyễn đă từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long năm 1635-1687; Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687-1712; 1739-1774. Huế c̣n là kinh đô triều vua Quang Trung Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn, rồi một lần nữa chính thức trở thành kinh đô của cả nước Việt Nam khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm. Với bề dày lịch sử gắn liền với chín đời cha ông nhà Nguyễn ở đây, không có ǵ khó hiểu khi vua Gia Long chọn mảnh đất nằm ở trung độ đất nước để làm kinh đô cho triều đại ḿnh.


Khởi công xây dựng năm 1805, Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha, có 10 cửa chính gồm:
- Cửa Chính Bắc (c̣n gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
- Cửa Tây-Bắc (c̣n gọi cửa An Ḥa, tên làng ở đây).
- Cửa Chính Tây.
- Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
- Cửa Chính Nam (c̣n gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Vơ Khố – nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
- Cửa Quảng Đức .
- Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
- Cửa Đông-Nam (c̣n gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
- Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
- Cửa Đông-Bắc (c̣n có tên cửa Kẻ Trài)

Ngoài ra Kinh Thành c̣n có 1 cửa thông với Trấn B́nh Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, c̣n gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn B́nh Môn.
Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan.
Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, măi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Kinh Thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam , tư tưởng triết lư phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành của Dịch học Trung Hoa cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây kiểu Vauban (tên một kiến trúc sư người Pháp cuối thế kỷ XVII) .

Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công tŕnh xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công tŕnh đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành… kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát năm 1803 (triều vua Gia Long) đến khi hoàn chỉnh vào năm 1832 (triều vua Minh Mạng).

Với mục đích pḥng thủ là chính, mặt bằng của thành có dạng h́nh vuông hơi khum ở phía trước theo địa h́nh dải đất dọc bờ sông Hương, mỗi mặt có các cổng thành, trên có vọng lâu dùng để quan sát. Các mặt thành lại được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhăn, đại bác, kho đạn… Thêm vào đó, hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài được đào gần 10km chiều dài. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Ḥa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương).
Dưới con mắt của các nhà địa lư phong thủy, Kinh Thành Huế nằm trên vùng ‘Vương đảo”, trong phạm vi được tạo ra bởi ḍng chảy của sông Hương phía trước mặt và hai chi lưu gồm sông Bạch Yến, Kim Long chảy ṿng mặt sau cùng hợp lại ở hạ lưu. Sông Hương đóng vai tṛ minh đường, cùng hai ḥn đảo nhỏ Cồn Hến và cồn Dă Viên có vị thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) chầu về trước Kinh Thành. Bên kia sông, không xa lắm là ngọn Bằng Sơn được đổi tên thành Ngự B́nh, che chắn mặt trước Kinh Thành như một bức b́nh phong thiên nhiên, giữ chức năng tiền án. Kinh Thành và mọi công tŕnh kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đă ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ư nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).

Dựa trên các nguyên tắc của thuật phong thủy, các vua nhà Nguyễn đă kết hợp các yếu tố có sẵn trong địa h́nh tự nhiên như sông, núi, đảo… cùng sự can thiệp đúng chỗ của bàn tay con người khi lấp một số đoạn của sông Bạch Yến, Kim Long, đồng thời đào một loạt hệ thống sông, hào ở trong và ngoài Kinh Thành để phục vụ cho ư tưởng của ḿnh. Tất cả những cố gắng trên không nằm ngoài ư nguyện định đô lâu dài của vương triều Nguyễn. Thật khó nhận ra sự sắp xếp g̣ ép trong một tổng thể hài ḥa kiến trúc- thiên nhiên như thế. Không gây ấn tượng trấn áp tinh thần, cũng không có vẻ hoang sơ dă thảo, Kinh Thành Huế khiến cho người ta cảm nhận được đúng mức không khí tôn nghiêm nhưng không mất đi cảm giác êm đềm thư thái giữa thiên nhiên gần gũi. Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc và cách bố pḥng khiến Kinh Thành Huế thực sự như một pháo đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà Le Rey, một thuyền trưởng người Pháp đă từng đến Huế năm 1819 phải thốt lên: “Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng”.
Back to top Go down
 
City toursm
Back to top 
Page 1 of 1
 Similar topics
-
» City of London
» Landscape in Hue city
» Hue, city tour on bikes
» Hue, city tour on bikes
» Hue, city tour on bikes

Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
The Maw :: News and Announcements :: Forum Suggestions-
Jump to: